Với tiêu đề rất hàn lâm, chắc chắn nhiều người đang nghĩ đến chuyện có lẽ nên bỏ qua bài viết này vì nó chẳng liên quan lắm gì đến từ vựng. Nhưng đó là hành động lãnh phí nguồn lực của chính bản thân bạn cũng như phí phạm đi công sức của ban biên tập khi soạn ra bài viết này dựa trên những nghiên cứu khoa học về việc học ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ tiếng Anh nói riêng.
Đọc thêm:
Cuộc thi không nhìn bàn phím
Bây giờ nếu có một cuộc thi không nhìn bàn phím mà vẫn gõ được các ký tự theo yêu cầu mà các bạn bắt buộc phải tham gia.
Cuộc thi có hai thể thức: Gõ theo những gì mình nghĩ và không nhìn bàn phím, gõ theo những gì ban tổ chức đưa cho. Cả hai thể thức đều yêu cầu không được có lỗi sai, và càng hoàn thanh nhanh càng tốt.
Sau đó, các bạn lao vào thi. Bắt đầu xuất hiện những người bỏ cuộc vì chót liếc mắt nhìn xuống bàn phím. Cũng bắt đầu xuất hiện một số người gõ được nửa chừng cũng bị loại. Và xuất hiện những cá nhân xuất sắc hơn những người còn lại, họ không cần nhìn bàn phím và vượt qua được cả hai thể thức.
Nếu các bạn là những người thắng cuộc thi này thì xin chúc mừng, bạn đang thuộc top những người có thể thuộc được hơn 30 từ vựng mỗi ngày với khả năng không thể quên được các từ vựng đấy.
Nhưng nếu các bạn là những người bị loại khỏi cuộc thi thì sao? Cũng xin chúc mừng, các bạn cũng chỉ là những người hoàn toàn bình thường, đa số con người trên trái đất này đều không thể làm được.
Sức mạnh dẫn dắt của tiềm thức
Hầu như những người có thể thắng trong cuộc thi trên đều sử dụng tiềm thức mà họ không hề biết, tiềm thức của họ nói cho họ biết họ phải học thuộc hết vị trí của bàn phím từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Ý thức của họ yêu cầu họ phải tự thuộc hết các chữ cái trên bàn phím. Sau đó lặp đi lặp lại các động tác gõ chứ đến mức thành phản xạ thân thuộc, sự việc này diễn ra thường xuyên đều đặn sẽ khiến cho trong tiềm thức tự động điều khiển được hành vi gõ chữ một cách chính xác mà không cần nhìn quá nhiều vào bàn phím.
Tiềm thức là thứ có tốc độ gấp 2000 lần ý thức. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng ý thức để cố gắng vẽ lại bàn phím trông nó như thế nào thì chưa chắc bạn đã nghĩ ra được để vẽ chính xác một cách nhanh nhất như tiềm thức.
Như vậy cuộc chơi thi gõ bàn phím thực chất là cuộc chơi của tiềm thức. Mà tiềm thức của mỗi con người không phải ai cũng như nhau, có những người đã xuất sắc sẵn rồi, nhưng có những người phải rèn luyện thì mới có được.
Bạn có sẵn sàn rèn luyện vào việc học từ vựng?
Cuộc thi bàn phím cũng hoàn toàn có thể sử dụng vào việc học ngôn ngữ mới. Đó là sử dụng tiềm thức để có thể học ngôn ngữ mới.
Điều này buộc bạn phải nghe đi nghe lại các chuỗi âm thanh liên tục đến mức quen thuộc, luyện đi luyện lại đến mức quen thuộc các chuỗi cụm từ, tư đến mức khi nhắc đến sẽ biến thành phản xạ tiềm thức. Chung quy vẫn là đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn. (điều này được nhắc đến trong bài viết: 3 phương thức học từ vựng tiếng Anh giao tiếp).
Sự khác nhau giữa người giỏi tiếng giao tiếp Anh và người chưa giỏi giao tiếp tiếng Anh chính là ở chỗ đó: Nghe đủ và nói đủ. Khi nghe đủ và nói đủ thì sẽ thành tiềm thức, tiềm thức biến thành phản xạ. Hoàn toàn không có bí mật và công thức nào cao siêu cả.
Đặc biệt, riêng trong việc học ngôn ngữ không nên học các từ riêng lẻ mà nên học cụm từ hoặc câu ví dụ. Đó là lý do nhiều bài viết về học từ vựng của The Real IELTS, LingoSpeak hoặc PTE đều có các câu ví dụ và dịch nghĩa rõ ràng. Các bạn chỉ cần luyện đi luyện lại nhiều lần cho thành thói quen. Từ đó giải phóng sức nặng của việc học ngữ pháp.
Hãy học ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất đó là nghe nói trước, ngữ pháp và viết sau.
Như vậy qua phần này chúng ta có thể thấy rằng việc phân bổ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết rất quan trọng.